Bộ phận bếp là một phần cốt yếu trong các nhà hàng khách sạn. Nó bao gồm nhiều vị trí giúp hoạt động của toàn bộ phận diễn ra trôi chảy. Tùy vào quy mô nhà hàng khách sạn mà bộ phận này phân thành nhiều cấp khác nhau.
Bộ phận bếp thường xuyên làm việc trong điều kiện khắc nghiệt: phải tiếp cận với hơi nóng của bếp lò, mùi tanh của tôm cá, mùi đặc trưng của các nguyên liệu thực phẩm khác như các loại khô (tôm khô, cá khô), gia vị, dầu mỡ.

Bếp trưởng
Là người có chức vụ cao nhất trong bộ phận bếp. Có trách nhiệm điều hành, quản lý nhân viên cấp dưới. Để trở thành bếp trưởng bạn phải là người có kiến thức chuyên môn tốt, dày dặn kinh nghiệm, nấu ăn ngon và có tài điều hành, chỉ đạo. Ở những nhà hàng lớn thường có nhiều bếp trưởng, đảm nhận những món nhất định. Vào chịu sự quản lý của người bếp trưởng cấp cao nhất.
Một số nhiệm vụ chính của bếp trưởng có thể kể đến như:
- Lên thực đơn
- Đảm bảo chất lượng món ăn
- Quản lý nhân sự
- Quản lý nguyên vật liệu, đồ dùng nấu nướng
- Phối hợp với các bộ phận khác để phục vụ khách hàng tốt nhất
- Xử lý các phát sinh trong phạm vi quyền hạn
- Báo cáo hiệu quả công việc của bộ phận với cấp trên
- Tham gia đóng góp phát triển thương hiệu nhà hàng/ khách sạn
Bếp phó
Là người hỗ trợ chính cho bếp trưởng để tạo nên các món ăn ngon nhất, đảm bảo tiến độ công việc. Thông thường một bếp trưởng sẽ có một bếp phó. Chẳng hạn như: bếp phó nguyên liệu, bếp phó giám sát, bếp phó đặt tiệc,…
Là chuyên gia nấu ăn, giữ vai trò trong việc tiếp quản những chỉ đạo của bếp trưởng. Có nhiệm vụ chính là quán sát trực tiếp quá trình chế biến từng món ăn một cách tỉ mỉ, chi tiết để đảm bảo chất lượng nhất khi mang ra cho khách hàng. Ngoài ra, bếp phó cũng tham gia dự các cuộc họp theo thẩm quyền của mình và hỗ trợ bếp trưởng khi cần thiết.

Đầu bếp
Ở những nhà hàng quy mô nhỏ thường có một bếp trưởng cùng vài đầu bếp, tạp vụ. Tuy nhiên, trong các nhà hàng – khách sạn sang trọng thì đầu bếp được phân theo chuyên môn nhất định. Ví dụ: đầu bếp làm bánh, đầu bếp phụ trách món thịt, đầu bếp phụ trách làm salad,…
Phụ bếp
Đây có lẽ là vị trí đầu tiên mà bất kì người đầu bếp nào cũng sẽ trải qua khi mới bước vào nghề. Phần lớn người làm vị trí này đều chưa có hoặc ít kinh nghiệm. Nếu hoàn thành tốt công việc họ sẽ được cất nhắc lên các vị trí cao hơn.
Đây là vị trí dành cho những người mới bắt đầu với ngành nấu ăn. Có vai trò sơ chế, chuẩn bị nguyên vật liệu để chế biến các món ăn trong menu khi khách hàng order. Phụ bếp trong quá trình làm việc đều được hướng dẫn bởi các vị trí khác trong bộ phận bếp. Kết quả làm việc tốt sẽ được cân nhắc đến các vị trí cao hơn.
Nhân viên tạp vụ
Để chỉ công việc của những người phụ trách việc lau dọn, vệ sinh khu vực bếp. Họ các trách nhiệm đảm bảo đồ dùng cũng như không gian bếp luôn sạch đẹp