Quy trình và lựa chọn may đồng phục tại xưởng sản xuất

Để đảm bảo có một sản phẩm may đồng phục đẹp, chất lượng và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng, Đồng phục công sở đã thực hiện quy trình sản xuất khép kín từ khâu đặt vải đến kiểm định, đóng gói cuối cùng và giao hàng, bảo hành. Dưới đây là 8 công đoạn để sản xuất một chiếc áo đồng phục hoặc sản xuất quần áo nói chung, mà BTP xin giới thiệu đến bạn!

I. Công đoạn thiết kế khuôn rập

Quy trình và lựa chọn may đồng phục tại xưởng sản xuất 1

Dựa vào thiết kế may đồng phục của quý khách về kiểu áo, hình in/thuê, bộ phận thiết kế của BTP sẽ cho ra các khuôn rập cắt vải, bộ phận thiết kế sẽ cho ra một sơ đồ cắt.

2. Chuẩn bị nguyên phụ liệu may đồng phục

Dựa vào các mẫu duyệt của khách hàng về màu vải, loại vải, số lượng áo, kiểu dáng áo… BTP sẽ tiến hành đặt vải và các phụ kiện của áo như yêu cầu.
Đối với những đơn hàng có màu sắc khác lạ so với những màu vải thông dụng, thì công đoạn nhuộm vải và phụ kiện thường mất khoảng 5-7 ngày.

3. Trải vải

Sau khi nhập vải về kho, chúng tôi tiến hành trải vải ra ở một bề mặt bằng phẳng. Ở công đoạn này, chúng tôi linh hoạt sẽ sử dụng trải vải bằng tay đối với những đơn hàng nhỏ hay trải vải bằng máy đối với những đơn hàng có số lượng lớn
Thợ trải vải sẽ đảm bảo các mép vải phải được xếp đều nhau, phẳng phiu không bị nhăn nhúm trước khi tiến hành cắt vải.

4. Cắt vải

Sau khi trải vải một cách ngay ngắn, các lớp vải chồng lên nhau phẳng phiu trên một bề mặt, chúng tôi tiến hàng cho sơ đồ cắt lên vải, và sau đó thợ cắt sẽ bắt đầu cắt vải theo sơ đồ này.

Quy trình và lựa chọn may đồng phục tại xưởng sản xuất 2


Cắt vải trong may đồng phục thường không dùng kéo mà dùng máy, vì vải thường được trải nhiều lớp. Do đó, thợ cắt vải cũng cần rất nhiều kinh nghiệm để không cắt xéo, cắt lệch, cắt sai vải gây đến việc phải bỏ vải, hay tránh cắt vào tay.

5. In/thêu

Đây là công đoạn khá quan trọng trong việc làm ra một chiếc áo đồng phục. Vì nó ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của chiếc áo.

Quy trình và lựa chọn may đồng phục tại xưởng sản xuất 3

Sau khi cắt và phân loại các bộ phận của áo theo từng size. Chúng tôi chuyển các bộ phận của áo đi in hoặc thêu theo thiết kế đã được duyệt. Dựa vào mẫu duyệt của khách hàng, chúng tôi sử dụng phương pháp in lụa, in ép nhiệt, in thăng hoa, in phun hay thêu nhằm đảm bảo chất lượng cũng như tính thẩm mỹ theo yêu cầu cho sản phẩm.

6. May đồng phục

Sau khi hoàn tất công đoạn in thêu, các bộ phận của chiếc áo đồng phục sẽ được chuyển đến bộ phận may. Tại công đoạn này, chiếc áo sẽ được may hoàn chỉnh như ráp cổ áo, ráp tay áo, ráp trụ, ráp túi, ….cũng như hoàn tất việc đính mác cũng như các phụ kiện khác theo yêu cầu của khách hàng.

7. Đóng nút và cắt chỉ thừa

Khi đã may xong, áo sẽ được đến công đoạn đóng nút áo và cắt bỏ các chỉ thừa ở công đoạn may đồng phục.

8. Kiểm tra chất lượng sản phẩm, ủi và đóng gói

Sau khi chiếc áo đồng phục được may hoàn thành, nhân viên kiểm tra chất lượng của chúng tôi sẽ kiểm tra lại chiếc áo một cách kỹ càng về tổng thể màu sắc chiếc áo, về đường kim mũi chỉ, về màu sắc của các hình in thêu dựa theo mẫu thiết kế mà khách hàng đã duyệt. Những chiếc áo bị lỗi sẽ loại bỏ ra khỏi đơn hàng.
Những chiếc áo đảm bảo chất lượng sẽ được chuyển sang công đoạn ủi phẳng phiu và đóng gói hoàn thiện và phân loại theo size, theo màu sắc để khi đến tay khách hàng dễ kiểm tra và đối chiếu với đơn đặt hàng.